Phần 7-B: Trung Quốc thử thách siêu cường
🔰 Ý THỨC HỆ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI DỮ LIỆU GIÚP TRUNG QUỐC TIẾP CẬN VỚI TÀI NGUYÊN “DẦU MỎ SỐ” – DATA VÔ TẬN.
Trong khi Mỹ và Phương Tây dưới ý thức hệ TBCN còn tranh cãi và mâu thuẫn sâu sắc về quản lý các tập đoàn Bigtech, bảo mật thông tin cá nhân, trừng phạt lẫn nhau, thì TQ dưới ý thức hệ XHCN coi Data là tài sản chung thuộc sở hữu nhà nước – chủ tịch BIGTECH TQ hoặc phải vào Đảng hoặc phải cho ban Đảng tham gia HĐQT, xử lý tội nặng những tập đoàn big tech chuyển dữ liệu xuyên biên giới ra khỏi TQ.
TQ đang đi trước Mỹ và Phương Tây trong trong cuộc chạy đua khai thác dầu mỏ số vì TQ là quốc gia duy nhất sẽ thực thi khái niệm CỘNG SẢN DATA, và độc quyền quản lý DATA như thứ TQ làm với đất đai và tài nguyên, hạ tầng quan trọng.
Mặc dù dưới thời tổng thống Trump, Mỹ đã nỗ lực cắt đứt nhiều đường “giao tiếp trí tuệ”- sự mua lại – M&A , cùng hợp tác đầu tư nghiên cứu với các tập đoàn hàng đầu tại thung lũng SILICON, nhưng TQ đã sớm bắt được gót chân asin công nghệ của Mỹ đó chính là ISAREL. Người TQ đã sớm hợp tác công nghệ cao, công nghệ an ninh với ISAREL từ sau thập niên 90-2000 song hành với thung lũng SILICON, đặc biệt khăng khít trong 2 thập niên chống khủng bố của Mỹ – hậu sự kiện 11/9/2001.
ISAREL kể từ sau năm 1991 sụp đổ Liên Xô tới nay, đã tiếp nhận gần 2 triệu người Nga gốc Do Thái – chiếm tới hơn 20% dân số – trong đó có rất nhiều nhà khoa học hàng đầu Liên Xô. Vì thế từ sau thập niên 90, ISAREL vươn lên là quốc gia nghiên cứu và khởi xướng ý tưởng cho hầu hết các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ.
Một dân tộc Do Thái thực dụng và tinh khôn, người ISAREL nhìn thấy một siêu cường Mỹ đang đi xuống, và một TQ đang đi lên, lại có sức ảnh hưởng nhiều hơn ở Trung Đông trong tương lai sẽ đảm bảo an ninh cho người Do Thái, vì vậy những gì người Mỹ có – đặc biệt trong lĩnh vực 6G, công nghệ an ninh, trí tuệ máy AI dùng cho mọi ngành v.v., thông qua ISAREL người TQ cũng có.
Với quy mô khổng lồ, vừa hợp tác vừa tình báo công nghiệp như người Liên Xô trước đây tình báo thiết kế bom nguyên tử của Mỹ, người TQ đã đi trước người Mỹ về mẫu hạm – tàu mẹ cho thiết bị tàu ngầm tự lái UUV, và bay không người lái UAV. Tuy hiện tại độ tinh vi còn kém Mỹ nhưng với số lượng quy mô sản xuất, thử nghiệm và tác chiến lớn vượt trội, trí tuệ AI cập nhật liên tục sẽ thông minh hơn trong 2 thập niên tới – vừa tấn công, vừa có khả năng tự sát – đó chính là hành vi của Robot.
Thế kỷ 21 là kỷ nghiên của vũ khí Robot, sự ra đời siêu internet tốc độ cao 5G, 6G cập nhật trí khôn liên tục cho robot – giống như cập nhật iOS – tạo ra bước ngoặt bản lề của hình thái chiến tranh mới. Giống như lịch sử quân sự : đại bác ra đời hủy bỏ vai trò của tường thành, súng máy Maxim kết thúc vai trò của kỵ binh, tàu sân bay kết thúc vai trò của thiết giáp hạm, còn robot sẽ nhanh chóng giúp quốc gia sử dụng nó kiểm soát được các khu vực và đặc quyền kinh tế hiệu quả hơn – rẻ hơn các tàu sân bay nguyên tử.
Hầu như mọi phương diện TQ đều đang và sẽ vượt qua Mỹ trong thập niên sắp tới, ở quy mô nền kinh tế thực – dựa trên sản xuất chứ không phải đầu cơ tài chính, bong bóng chứng khoán – tức mạnh tay trừng trị các hãng công nghệ tiêu dùng như Tencent, Meituan, Alibaba, Didi và cả các tập đoàn bất động sản v.v. đang gây ra nhiều tổn thất xã hội TQ và không đem lại đúng giá trị thực so với mức vốn hóa khổng lồ trên sàn chứng khoán.
Chính quyền TQ cần nhiều hơn các công ty sản xuất chất bán dẫn như HiSilicon – vốn đầu tư chỉ bằng 10% so với các tập đoàn Internet giá trị ảo – giống như Micron Technology, TSMC v.v sản xuất ra những con chip tiên tiến do TQ tự chế tạo phục vụ cho các ngành công nghiệp chế tạo đang dẫn đầu thế giới như, năng lượng tái tạo, AI, ô tô tự lái Robot v.v.
TQ không muốn rơi vào vết xe đổ của Mỹ và Phương Tây – nơi thành công trong các ngành có vẻ hiện đại như truyền thông, báo chí, tài chính hay giáo dục tư nhưng lại cắt giảm trong đầu tư nghiên cứu công nghệ & hệ thống sản xuất công nghiệp – tức đi vào ngõ cụt lịch sử như người Hà Lan, người Anh sau khi giầu có dần bỏ hết các ngành sản xuất và chuyển sang ngành đầu tư tài chính và đầu cơ không tạo công ăn việc làm – giá trị xã hội.
Thậm chí, tác động tiêu cực khi sự phình to của khối tài chính, đầu tư, đầu cơ trong dân chúng – giống như trong một hệ sinh thái tự nhiên, một khu rừng là sự phát triển quá mức của khối thú ăn thịt so với thú ăn cỏ – sẽ bào mòn tiền tiết kiệm, xói mòn thu hẹp tầng lớn trung lưu chiếm 40% dân số, làm bần cùng hóa tầng lớp 50% dân số dưới cùng, phương hại nghiêm trọng tới thực lực quốc gia – đó cũng là điều đang thể hiện rõ ở nước Mỹ.
Còn điều gì thể hiện rõ hơn “thực trạng bi đát” hiện nay khi năng lực sản xuất công nghiệp Mỹ suy thoái sẽ làm giảm chủ quyền kinh tế – biến Mỹ từ nhà sản xuất công nghiệp lớn nhất thế kỷ 20, chủ nợ của thế giới, thì nay Mỹ thành con nợ của thế giới, tìm mọi cách lập hàng rào thuế hạn chế nhập hàng công nghệ cao của TQ và yêu sách TQ phải nhập thịt bò từ Mỹ?
Giống như sự bứt phá của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản lên số 1 giai đoạn những năm 70 khi mà sau khủng hoảng dầu mỏ, người dùng Mỹ & thế giới cần những ô tô tiết kiệm, bền bỉ thay vì xe kiểu Mỹ to, cồng kềnh và tốn năng lượng.
Thì hiện nay, TQ tham vọng dẫn đầu ở mảng xe ô tô điện thông minh, khi thế giới cần nhiều phương tiện giao thông không phát thải, chở người và vận chuyển hàng hóa – shiper tự động – nhu cầu đang tăng đột biến do đại dịch COVID. Năng lực sản xuất ô tô TQ – tổng sản lượng, đã bằng cả Mỹ, Nhật, Đức cộng lại.
TQ từ chỗ là kẻ sao chép đã trở thành người đưa ra nhiều mẫu xe điện tự lái với tính năng, năng lực tự cập nhật “thông minh” liên tục, tầm hoạt động sắp vượt qua tượng đài sản phẩm công nghệ thương mại cuối cùng của Mỹ là TESLA.
Các nhà lãnh đạo Mỹ và Phương Tây mâu thuẫn trong việc xử lý, áp chế tài thuế, dữ liệu, đại gia BIGTECH tư hữu data công nghệ của họ. Các BIGTECH hiện nay của Mỹ dường như rất giống với giới Tăng lữ của đêm trước cuộc cách mạng Pháp năm 1789 – đang bóp nghẹt cạnh tranh, vi phạm quyền riêng tư, cổ súy một thứ “tôn giáo mới” phụ thuộc các nền tảng số bên cạnh giới tài phiệt tư bản tài chính giống như giới quý tộc thế kỷ 18 muốn duy trì hệ thống tài chính “thu tô” bằng lạm phát.
Các BIGTECH tuyên truyền tin giả-thông tin sai lệch, bạo lực, chia rẽ – thù ghét, mảnh đất màu mỡ cho lừa đảo, cổ xúy lối sống suy đồi đạo đức, nghiện Internet v.v – và nghiêm trọng hơn là nơi dung dưỡng và phát triển các Zero Game – Bẫy đầu tư tài chính như Bitcoin không phục vụ xã hội mà chỉ nhằm lấy tiền của người khác, thâm dụng năng lượng lớn, gây ô nhiễm môi trường.
TQ đã có những bước tiến xa bảo vệ chủ quyền, bảo vệ công dân và các giá trị tốt đẹp của mình trên không gian mạng – xây dựng một VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH điện tử, ngăn chặn nguy cơ các cuộc cách mạng – bạo loạn từ những meme video, thông tin kích động. Không một tập đoàn có ảnh hưởng nào về xã hội số của Phương Tây xâm nhập được vào thị trường TQ, trong khi ở chiều ngược lại các tập đoàn công nghệ TQ đang âm thầm chinh phạt thế giới như TIKTOK, Wechat, Alibaba v.v.
Trong kỷ nguyên số – CMCN4.0 các quốc gia nhỏ như các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ trở lên mong manh, quản trị xã hội khó khăn hơn khi mà các vụ kích động thông qua mạng xã hội thuộc sở hữu các tập đoàn Mỹ và TQ sẽ khó ngăn chặn hơn nhiều.
Đặc biệt các tập đoàn chi phối logicstic và thương mại điện tử ở khu vực Đông Nam Á như Grab, Gojek, Lazada v.v. đều có vốn của TQ. Thậm chí bất kỳ công ty khởi nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp nào có giá trị của các quốc gia này xuất hiện không sớm thì muộn cũng bị nguồn lực tài chính khổng lồ của TQ thôn tính – nhằm mở thêm các mỏ khai thác nguồn thông tin số “data-dầu mỏ số” cho các cỗ máy AI trí tuệ nhân tạo ngày càng thông minh để nắm bắt chi phối thói quen tiêu thụ, hành vi xã hội. Từ đó chiếm lĩnh thêm thị trường và thôn tính nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ tại các quốc gia này, vòng quay cứ như thế tiếp tục nếu các quốc gia không có các biện pháp ứng phó.
Thứ gây trở ngại cho TQ trong quá khứ là ý thức hệ XHCN trong phát triển kinh tế ở năm 50-70 thì lại phát huy ưu việt đặc biệt trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên kinh tế tri thức, tức kỷ nguyên số hóa, dựng mô hình số và khai thác dữ liệu số.
TQ là quốc gia số đầu tiên trên thế giới với 1,4 tỷ công dân số tuân thủ kỷ luật cao, có văn minh dân sự tốt do được truyền bá tri thức và giáo dục tốt trên môi trường mạng đã được kiểm soát và định hướng các giá trị XHCN – thịnh vượng chung – tức tinh thần vừa cạnh tranh phát triển cá nhân những vẫn phát triển các giá trị cộng đồng.
Nhật, Mỹ, Đài Loan đã lãnh đạo CMCN 4 những năm 2000 đầu thế kỷ, nhưng chỉ sau 1 thập niên, TQ cùng Hàn Quốc đã vương lên top đầu về ứng dụng và thiết bị kết nối Internet. Năm 2020 thế giới với khoảng 5 tỷ thiết bị thông minh – đầu cảm biến IoT sinh ra data số liệu, và sẽ tăng lên gấp ba trong thập niên tới. Và hiện tại năng lực khai thác xử lý “dầu mỏ số” này của thế giới mới chỉ đạt 10% dữ liệu sinh ra từ 5 tỷ thiết bị.
TQ với hệ sinh thái – hạ tầng số, sự đi trước vượt trội về thói quen công dân số đã thuần thục của một quốc gia điện tử đầu tiên trên thế giới, cộng với ngành khai thác xử lý data – dầu mỏ kỹ thuật số, nguồn tri thức cho học máy – trí tuệ nhân tạo AI tiên phong.
Cuộc đua cuối cùng là ai đưa được máy tính lượng tử ra thương mại hóa và khai thác xử lý hết trên 70% dữ liệu “dầu mỏ số” cho một nền móng AI khôn hơn trong thiết chế quản trị xã hội – kinh tế, điều khiển robot, thiết bị quân sự sẽ chính thức đưa quốc gia đó lên vị trí siêu cường ở thế kỷ 21.
🔰 THẾ KỶ 21 TRUNG QUỐC TIÊN PHONG TRONG CÁCH MẠNG TÀI CHÍNH LẦN THỨ 2 (CMTC2) – TIẾP BƯỚC CMTC 1 CỦA HÀ LAN THẾ KỶ 17
Đặc biệt AI và đồng tiền pháp định dựa trên block chain mở ra CMTC 2 phân bổ dòng vốn tài chính tiền tệ phục vụ sản xuất giá trị xã hội, giảm tham nhũng – rửa tiền, quản lý sâu hơn vào kinh tế ngầm, thiết chế chế tài tự động xử phạt công dân, nhanh chóng xây dựng VĂN MINH DÂN SỰ toàn dân, giúp tăng trưởng GDP thực chất, vượt trội, và vô số tác động tích cực dây chuyền khác thay vì tạo bong bóng khủng hoảng – khuyết tật của thể chế tài chính cũ đã lạc hậu, từ đó giành ưu thế phát triển chiến lược trong cuộc đua siêu cường thế giới.
TQ hiện có có 4 trong số 10 trung tâm tài chính cạnh tranh nhất thế giới: Thượng Hải, Hồng Kông, Bắc Kinh và Thâm Quyến, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Đến năm 2035, bốn thành phố của TQ : Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến dự kiến sẽ nằm trong số mười thành phố lớn nhất toàn cầu tính theo GDP.
TQ đi trước thế giới ở CMTC 2 trong lịch sử hiện đại mà tầm vóc của nó tương đương với cuộc cách mạng về công ty cổ phần, thị trường chứng khoán của người Hà Lan thế kỷ 17 : đó chính là đồng tiền kỹ thuật số.
Tiền phản ánh giá trị hàng hóa, hàng hóa được tạo ra bởi tri thức, và cuộc cách mạng về tài chính tiền tệ – tiền số pháp định block chain tạo ra sự luân chuyển lan tỏa hàng hóa cùng tri thức nhanh hơn, chính xác hơn, tối ưu hơn, phục vụ giá trị xã hội hơn trên không gian số.
Và lần này Mỹ và Phương Tây đã chậm bước khi mắc kẹt với di sản quá khứ – hệ thống tài chính lạc hậu trên đồng Dollar thông qua các ngân hàng thương mại – miền tây hoan dã, vùng xám tạo ra tín dụng không kiểm soát, là nguyên nhân cho các cuộc khủng hoảng tài chính không dứt, nguồn gốc gây ra bất bình đẳng sâu thẳm giữa giới siêu giầu và phần đông dân chúng bần cùng còn lại sống nhờ trợ cấp – vòng xoáy bất tận làm Phương Tây suy yếu.
Cách vận hành của đồng tiền pháp định kỹ thuật số chính bước ngoặt tiếp theo làm thay đổi cục diện lĩnh vực tài chính tiền tệ thế giới. Khác với hệ thống tài chính thế giới cũ trên đồng Dollar chỉ có 2 chiều thông tin là nơi đến và nơi đi, không có thông tin ở chiều thứ 3.
Đồng nhân dân kỹ thuật số block chain tiên tiến – tự thân nó khi di chuyển từ điểm A đến điểm B bao hàm sổ cái điện tử chứa chiều thông tin thứ 3 được lưu trữ trong các khối block của chính nó – tức toàn bộ lịch sử giao dịch, dịch chuyển của đồng tiền – và sẽ tự cập nhật giao dịch từ A đến B, sự “tiếp xúc” của điểm A với điểm B khi di chuyển vào “block” sổ cái chính nó theo một chuỗi “chain” và không thể can thiệp thay đổi – bảo mật tuyệt đối và sáng tỏ toàn bộ đường đi của mỗi đồng tiền tại bất kỳ thời điểm nào.
Toàn bộ giá trị tiền và số lượng tiền khi đã phát hành là bất biến nằm trên Ngân hàng trung ương số – tập trung quyền lực vào nhà nước thay vì phân phối quyền lực lưu trữ đồng Dollar “mờ ám” trên mạng lưới các ngân hàng thương mại hay các công ty độc quyền tài chính, quản lý tài sản tư nhân.
Thay vì duy trì tài khoản ở một ngân hàng thương mại bán lẻ truyền thống, khách hàng trực tiếp kết nối, tương tác với ngân hàng trung ương số thông qua các ứng dụng có giao diện như như Alipay, Wechatpay, ứng dụng số bản địa tương thích v.v có giao diện tương tự như giữ tài khoản ở ngân hàng bán lẻ. Thay vì viết séc hoặc thanh toán trực tuyến bằng thẻ, pos termial, điện thoại, web v.v. để ra lệnh đồng tiền chạy từ tài khoản này sang tài khoản khác ở một ngân hàng khác ở hệ thống tiền tệ cũ, thì thực chất đồng tiền số vẫn nằm trong một ngân hàng Trung ương số duy nhất và nó chỉ đơn giản được cập nhật lại trong sổ cái chính nó là chiều thông tin thứ 3 dựa trên công nghệ Block Chain.
Như vậy TQ sẽ hoàn toàn miễn nhiễm miễn nhiễm với khủng hoảng tài chính vì không có hiện tượng rút tiền đồng loạt chạy ra khỏi ngân hàng thương mại như ở mô hình tài chính truyền thống, vì đã hoàn toàn loại bỏ vai trò tạo tiền thông qua tín dụng của ngân hàng thương mại.
Và nếu cuộc CMTC 2 này kết hợp với tiến bộ trong công nghệ máy tính lượng tử có thể xử lý khối lượng giao dịch nhanh hơn, lớn hơn nó sẽ lại cộng hưởng với Cách mạng thông tin lần 2 – giúp TQ trở thành một xã hội điện tử hoàn toàn – một xã hội mà khi nó vận hành, sẽ thu thuế tốt hơn, khuyến khích làm ra sản phẩm, tri thức phục vụ xã hội, thực thi các chính sách thịnh vượng chung, thu thuế lũy tiến tư bản thông qua toàn bộ lịch sử dòng tiền, giảm bất bình đẳng.
CÁCH MẠNG THÔNG TIN 2 – lan tỏa tri thức trên siêu Internet 5G/6G có AI hỗ trợ tối ưu trí tuệ – nhận thức phù hợp đặc điểm cá nhân cho công dân số sẽ có tầm vóc, sức ảnh hưởng tương đương với cách mạng lan tỏa tri thức lần thứ nhất dựa trên công nghệ in con lăn của Phương Tây mở ra thời kỳ Phương Tây đi trước Phương Đông ở thế kỷ 15.
🔰 TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA TQ SẼ CAO HƠN MỸ. THU NHẬP ĐẦU NGƯỜI THUA MỸ. NHƯNG BẤT BÌNH ĐẲNG TQ GIẢI QUYẾT TỐT HƠN MỸ VÌ Ý THỨC HỆ XHCN
TQ đã nhận thấy Mỹ một đế chế chỉ còn cái vỏ hào nhoáng, sắc màu rực rỡ của quá khứ bên ngoài nhưng đầy mâu thuẫn, rạn nứt ở bên trong, trong khi ngược lại TQ lại thể hiện ra bên ngoài vẫn chỉ là một quốc gia đang phát triển với thu nhập đầu người khiêm tốn xấp xỉ mức bình quân thế giới 10.000USD/ người bằng ¼ so với người Mỹ nhưng bên trong TQ giải quyết vấn đề bất bình đẳng và hài hòng trong dân chúng tốt hơn.
Người Mỹ và Phương Tây giàu có nhưng lại mong manh ở 3 điểm :
1. Thứ nhất : Tài sản công của các nước Phương Tây gần như bằng 0, nhiều nước còn giá trị âm do nợ công lớn.
Tổng giá trị tư bản, tài sản quốc gia Phương Tây – bao gồm bất động sản và tài sản tài chính – tuy lớn nhưng đều nằm trong tay tư nhân, dao động từ 90-99%. Điều này có thể nói người dân Phương Tây giầu, nhưng chính phủ nghèo. Trong khi Tổng giá trị tư bản tài sản công của TQ 40% trong tay nhà nước, và chỉ khoảng 60% trong tay tư nhân vì tài sản nhà ở sau bình quân 50-70 năm sẽ hết khấu hao và hạn quyền sử dụng, khi đó đất lại thuộc về nhà nước – bởi lẽ CNXH về đất đai, đất đai là tài sản toàn dân, mỗi người dân chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu đất đai. Điều này làm TQ mạnh hơn khi tập trung nguồn lực tài sản công vào các vấn đề cạnh tranh trọng yếu để vượt qua Phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
2. Thứ hai : Vấn đề nợ công mất kiểm soát của Mỹ và nhiều nước Phương Tây.
– Nợ công năm 2020 TQ 45% GDP trong vùng an toàn, nhưng vấn đề nợ công của Mỹ thì đã là vấn đề nhức nhối tạo mâu thuẫn chính trị trong lòng nước Mỹ.
– Trước 1980, nợ công Mỹ chỉ xấp xỉ 33% GDP. Từ sau 1980 với chính sách tân bảo thủ tư bản – tân dự do – thúc đẩy toàn cầu hóa – in nhiều Dollar để đầu tư cộng thêm 2 cuộc chiến lớn tại Iraq và Afghanistan, xử lý hậu quả khủng hoảng kinh tế 2008 nợ công của Mỹ tới năm 2020 đã cán mốc 105% năm 2020 đạt 28.000 tỷ Dollar và dự báo chạm mốc 200% GDP trong 3 thập kỷ tới. Nhưng vấn đề càng nghiêm trọng hơn đối với Mỹ là 1/2 số nợ là nợ nước ngoài, 1/3 số nợ chính là nợ TQ – vì TQ nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ, trong khi đó ngược lại nợ công TQ chỉ là chính phủ TQ nợ người dân và doanh nghiệp TQ.
– Chưa kể trách nhiệm của các gói an sinh Medicare của Mỹ cao hơn hẳn TQ sau mỗi kỳ tranh cử Tổng thống và có nguy cơ vỡ nợ trong năm 2030. Bởi lẽ mô hình PONZI khổng lồ về bảo hiểm xã hội, hưu trí đang ngày có ít người lao động mới gia nhập, trong khi số người hưởng lương hưu lại nhiều lên và tuổi thọ bình quân cao hơn thập niên 30. Thêm nữa lực lượng lao động rẻ dân nhập cư khổng lồ thì đa phần là lao động phi pháp không tham gia vào mô hình này, hoặc tham gia với mức đóng góp trên lương rất thấp. Vấn đề sụp đổ về nhân khẩu học kèm với xung đột mâu thuẫn sắc tộc với người nhập cư mới sẽ là vấn đền nan giải với cả Mỹ và Phương Tây trong 2 thập niên tới.
– Mỹ vẫn cầm cự kéo dài bằng cách in thêm tiền dựa trên quyền năng in tờ giấy ngoại tệ siêu cường mà Mỹ hiện vẫn đang nắm giữ 70% lưu lượng tiền tệ luân chuyển xuyên biên giới toàn cầu nhưng niềm tin của thế giới với đồng Dollar thì đang sụt giảm mạnh.
– Trong quá khứ Tây Ban Nha, Pháp, Anh hầu hết các trường hợp sụp đổ đế chế đều gắn liền với khủng hoảng ngân sách và chiến tranh khi mất cân bằng nghiêm trọng thu và chi, làm kích hoạt khủng hoảng nợ công, lạm phát đồng tiền siêu cường.
3. Thứ ba : Vấn đề bất bình đẳng nghiêm trọng.
– Lỗ hổng cốt tử làm sụp đổ quốc gia từ bên trong lại chính là căn nguyên không thể giải quyết được của tư bản chủ nghĩa ngoại trừ chiến tranh – đó chính là vấn đề bất bình đẳng về thu nhập.
– Các nước Phương Tây kể từ năm 1945, và hầu hết các nước thế giới thứ 3 bao gồm cả TQ và VN tham gia thị trường tự do sau thập niên 70-90, sau 1 thế hệ 20 năm tích lũy tư bản thì nhóm 10% dân số đứng đầu – nhóm tinh hoa mỗi xã hội sẽ càng nắm giữ nhiều tài sản hơn. Cơ cấu thường là : nhóm 10% dân số đứng đầu nắm 50% tài sản, nhóm 40% dân số kế tiếp nắm giữ 50% tài sản – tức nhóm giai cấp trung lưu, và nhóm 50% dân số còn lại sẽ không có gì, tức, thu chỉ đủ chi, tài sản đang có trừ đi các khoản nợ = 0, thậm chí đa phần sẽ luôn âm, mang một khoản nợ khi chết – bởi các lời mời chào vay nợ bủa vây suốt cuộc đời.
– Khi phần lớn dân chúng mất việc làm – thất bại, lại không có giáo dục công tốt để có cơ hội bình đẳng học hành – các tư tưởng về bình đẳng bác ái thời lập quốc của Mỹ đã chỉ còn tồn tại trên khẩu hiệu.
Và khi nhóm 10% giầu có luôn sống bằng nghề đầu tư trong thời gian thêm cứ mỗi 1 thế hệ 20 năm nữa, tiền lại đẻ ra tiền và tích lũy thêm bất động sản, tốc độ đẻ thêm tiền thậm chí còn nhanh hơn nếu có khủng hoảng, nhóm trung lưu làm ăn thất bại sẽ tụt dần và rơi xuống nhóm không có gì bên dưới.
– Dự kiến tới 2030 nhóm 10% của Mỹ sẽ chiếm tới 80% tài sản – tức nhóm tinh hoa 1% sẽ chiếm khoảng 60% tài sản của nước Mỹ – trở về thời điểm bất bình đẳng cao nhất của đêm trước thế chiến I. Mà sau đó bất bình đẳng siêu cao trước thế chiến đã được giải quyết bằng 2 cuộc chiến khi nhiều tài sản lớn bị sung công, tái phân phối lại tư bản bằng các chương trình kinh tế mới hậu chiến.
– TQ giải quyết vấn đề này thì với sự chính danh của ý thức hệ XHCN được nhân dân ủng hộ, thực hiện chính sách thịnh vượng chung, thuế thừa kế – lũy tiến tư bản lớn, yêu cầu các tập đoàn phải về vùng nông thôn kéo các khu vực kém phát triển, cắt bớt tài sản.
– Thậm chí phân giã các tập toàn lớn nhất tránh tập trung các siêu tài sản – ưu thế độc quyền về quy mô sẽ làm hại các doanh nghiệp nhỏ linh động bên dưới, làm mất tính cạnh tranh, sáng tạo của nền kinh tế. Đồng thời thu hẹp quyền lực của các tập đoàn cho vay như ANT của Jack Ma – nhằm kiểm soát việc cho vay quá mức, bần cùng hóa nhóm 50% dân số ở tầng dưới.
🔰 PHỤC HƯNG GIÁ TRỊ TRUNG HOA – DÙNG KHỔNG GIÁO ĐỀ CAO SỰ HÀI HÒA KẾT THÂN VỚI HỒI GIÁO VÀ HIỆP THƯƠNG VỚI KI TÔ GIÁO – KẾ HOẠCH VÀNH ĐAI CON ĐƯỜNG BRI
– Phương Tây gượng dậy hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 với khối nợ công phình gấp đôi, trong khi TQ không hề bị ảnh hưởng, nổi lên là người cho vay khổng lồ với chính Phương Tây, vươn ảnh hưởng tới các khu vực đặc quyền địa chính trị của Phương Tây tại Mỹ La Tinh, Châu Phi, Châu Á.
– Thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, Mỹ đã thật sự nhìn thấy đối thủ cạnh tranh thách thức siêu cường giờ đây chính là TQ – Mỹ chính thức xem xét lại mối quan hệ với TQ.
– Obama đề ra chính sách xoay trục về Châu Á năm 2012, và cùng năm đó Tập Cận Bình – Phó chủ tịch TQ chính thức đề xuất kế hoạch Vành Đai – Con Đường như là một ngọn cờ tập hợp lực lượng trong Đảng đối phó với kế hoạch xoay trục – ly thân của Mỹ.
– TQ với tầm vóc một nền kinh tế, quân sự, khoa học vượt trội hơn nhiều nước phát triển – những cựu đế quốc, siêu cường Phương Tây khác như Anh, Pháp, Đức – nhưng vẫn trong vỏ bọc một nước đang phát triển. Và tất nhiên cái vỏ bọc một TQ chưa phải là siêu cường cũng không làm nước Mỹ hết lo lắng về những khu vực lợi ích ngày càng bị thu hẹp – không thể duy trì quân sự bảo vệ, và bản thân TQ cũng đã phát triển với quy mô lớn cũng không thể che giấu hết các tham vọng của một quốc gia thách thức siêu cường muốn tham gia thiết lập các luật lệ toàn cầu mới.
– TQ luôn tuyên bố “không thách thức siêu cường Mỹ” nhưng cách thức tổ chức thực hiện lại mang nhiều điểm tương đồng với sự trỗi dậy của đế chế thứ 3 – nước Đức của Hitler cách đây gần 100 năm – nhưng cải biên ở chiến lược tằm ăn tơ, từng bước, dần dần sẽ làm Mỹ phải từ bỏ những lợi ích địa chính trị, năng lực sản xuất công nghiệp, và tìm mọi cơ hội thay thế đồng Dollar trong giao dịch quốc tế bằng đồng nhân dân kỹ thuật số ưu việt hơn.
– Và để hợp lý hóa sự trỗi dậy của TQ với đúng tầm vóc lịch sử, người TQ đã phác thảo ý tưởng – tầm nhìn “Trung Quốc mộng”:
Muốn đất nước trỗi dậy tất phải có “chí lớn”, nước lớn không có chí lớn tất sẽ suy thoái, nước nhỏ mà có chí lớn cũng có thể trỗi dậy. Sự chuẩn bị về “chí hướng” cho toàn bộ người dân – xây dựng “Trung Quốc vương đạo” kế thừa truyền thống Trung Hoa, lấy đó làm nguồn sức mạnh cho văn hóa, đạo đức và “ảnh hưởng mềm” của Trung Quốc trên thế giới.
Văn minh Trung Hoa có bề dày lịch sử lâu đời bậc nhất trên thế giới, cần phải phân tích những bài học trị quốc trong lịch sử, đồng thời phải luôn tâm niệm “vương đạo” là: “không chèn ép bốn bể, không ức hiếp lân bang, hùng cường nhưng không ngang ngược, lớn mạnh nhưng không xưng bá”. Thúc đẩy một “mô hình Trung Quốc” mà từ đó thế giới có thể học hỏi, từ đó xuất khẩu mô hình và tạo ra một khối thịnh vượng chung lấy Trung Quốc làm trung tâm, tạo ra một liên minh – nền tảng cho một trật tự mới.
Vành đai và con đường là phương tiện – Trung Quốc mộng là tầm nhìn – Tư tưởng Tập cận Bình là trung tâm ý thức hệ kết nối giá trị Khổng giáo với XHCN
Năm 2013, Tập Cận Bình đã chính thức nên học thuyết Giấc Mộng Trung Hoa tại kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc, sau đó được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông TQ – chủ nghĩa xã hội mang màu sắc TQ có trung tâm là tư tưởng Tập Cận Bình đã được đưa vào Hiến Pháp năm 2018, bắt đầu được dạy cho học sinh các cấp năm 2021.
Tập Cận Bình mô tả rằng “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc”, mục tiêu tới 2049 tròn 100 năm thành lập nhà nước Trung Hoa hiện đại trở thành siêu cường số một thế giới, giành lại địa vị mà 5.000 năm văn minh Trung Hoa từng có được trong quá khứ.
– Với kế hoạch vành đại con đường, TQ sẽ là cường quốc đầu tiên tạo ra sự kết nối thương mại hòa bình xuyên qua vùng đất Trung Á thuộc các quốc gia Hồi Giáo bởi sự gần gũi của Khổng giáo đề cao sự hài hòa – lợi ích với Hồi Giáo. Và bởi sự đối chọi 2000 năm lịch sử giữa Kito giáo của các quốc gia Phương Tây và Hồi Giáo, thì sự lấp chỗ trống của TQ được chào đón đặc biệt như Iran, Afghanistan thậm chí ngay cả một số nước đồng minh của Mỹ như UAE, Arab Saudi v.v.
🔰 THỜI KỲ PHỤC HƯNG CỦA TRUNG HOA – THÁCH THỨC VỊ TRÍ SIÊU CƯỜNG CỦA MỸ
– Phương Tây trải qua thời kỳ Phục Hưng 100 năm từ thế kỷ 15 tìm lại các giá trị triết học cổ tạo ra ngành Triết học Thực nghiệm từ đó mở ra thời thời kỳ KHAI SÁNG dựa trên quá trình thực nghiệm, thử sai, tìm chân lý tức các quy luật tự nhiên – tiền thân của các môn khoa học. Nhờ các môn khoa học đã giúp Phương Tây có được : các cuộc CMCN, thị trường tự do, các giá trị dân chủ phổ quát – 3 thành quả chủ chốt giúp Phương Tây thống trị thế giới 500 năm qua.
– Phương Đông rượt đuổi Phương Tây bằng quá trình Cải cách – Duy Tân, tức thời kỳ KHAI SÁNG của Phương Đông – học theo các thành tựu khoa học và sau đó là quá trình PHỤC HƯNG các giá trị văn minh Phương Đông cũ.
– Chỉ có số ít quốc gia tập trung được ý chí tầng lớp tinh hoa cao nhất – nhà nước cùng ý chí toàn dân thực quyết liệt Cải cách – Mở cửa thông qua lựa chọn những thể chế tổ chức xã hội phương Tây phù hợp : bộ máy tư pháp, nền kinh tế thị trường đồng thời vẫn bảo lưu những giá trị Khổng giáo xưa cũ nhưng vẫn còn giá trị như sự thành công Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản 1868, Hàn Quốc, Đài Loan thập niên 60 v.v.
– TQ thì mất một quá trình cải cách đầy đau đớn, nhiều sai lầm khi quá độ mô hình kinh tế Xô Viết thập niên 50-70 dưới thời Mao Trạch Đông. Tới năm 1976 Đặng Tiểu Bình mới đưa ra được một kế hoạch tái định hình căn tính dân tộc hòa nhập với nền kinh tế thế giới do Mỹ lãnh đạo: thay vì dựng hàng rào, thì hòa nhập – học hỏi và rượt đuổi – ý nghĩa câu : mèo trắng hay mèo đen cứ bắt được chuột đều giá trị – tức là áp dụng các nguyên tắc TBCN.
– Thời điểm đó TQ chấp nhận bị các nước trong khối XHCN tẩy chay vì tả khuynh. Nhưng 40 năm liên tục từ thập niên 80 với mức tăng trưởng bình quân GDP ~ 10%/năm – chứng tỏ TQ đã chọn đúng con đường, trong khi hầu hết các nước khác như Ấn Độ, Việt Nam phải đợi đến ngày Liên Xô sụp đổ mới nhận ra.
Nền kinh tế chính trị mà TQ xây dựng mà ở đó bản chất dựa trên cả 3 trụ cột tư tưởng :
– Tư bản – Thị trường tự do : khuyến khích nhóm 40% dân số trung lưu cạnh tranh, sáng tạo, phát triển xã hội tiêu dùng và tạo thặng dư.
– Xã hội chủ nghĩa – Thịnh vượng chung : an dân cho nhóm 50% dân số ở cuối – bao gồm phúc hợi xã hội – bình đẳng tiếp cận giáo dục, y tế, lương hưu – có mức sống tối thiểu được đảm bảo và có cơ hội thăng tiến bằng tri thức và lao động tạo ra của cải xã hội.
– Kế thừa giá trị Nho giáo văn minh Trung Hoa : Nhóm 10% dân số trên cùng đa phần là các Nho Thương 儒商 – từ ghép của Nho Sỹ 儒士 và Thương Nhân商人 – trung thành với Tổ quốc, tức với Đảng, hiếu thuận và làm rạng danh Tổ Tông – đặc biệt đối với cả người Hoa ở nước ngoài khác quốc tịch vẫn duy trì giữ gìn văn hóa người Hoa. Trong đó có nhóm 0,1% là nhóm tinh hoa bao gồm các Thái tử Đảng – giống như các dòng dõi gia đình chính trị Phương Tây – sẽ trung thành nhất – bảo vệ thể chế nhà nước & các Đảng viên trụ cột cùng các chủ tập đoàn kinh tế.
– Nhờ nền tảng văn hóa văn minh 5000 năm bền bỉ – được mệnh danh là Do Thái Phương Đông, mà người Trung Hoa rất thành công ngay cả khi sống ở nước ngoài – số người TQ sống ở nước ngoài là khoảng 60 triệu, chưa kể du học sinh và sở hữu số tải sản ước tính hơn 2,5 ngàn tỉ USD, tức là họ có khả năng tạo ảnh hưởng tương đương 1 quốc gia như Pháp.
– Hoa Kiều là tầng lớp thương nhân làm ăn rất thành công ở Đông Nam Á – cuối thế kỷ 20 họ sở hữu hơn 60% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thái, Sing, Malay, Indo. Để hạn chế sức mạnh của người Hoa, chính phủ các nước Đông Nam Á dùng nhiều chính sách yêu cầu hội nhập. Nhưng trải qua bao sóng gió, trấn áp và cưỡng chế đồng hóa, văn hóa người Hoa vẫn bền bỉ bảo tồn, gắn kết. Cộng đồng Hoa Kiều đa phần vẫn ủng hộ chính phủ trong nước – là một thành tố quan trọng để TQ mở rộng ảnh hưởng trên thế giới vào đầu thế kỷ 21.
Các học giả Phương Tây đều cho rằng từ 2020 tới 2050 vai trò dẫn đầu của Mỹ với phần còn lại của thế giới sẽ thu hẹp lại cũng như nước Anh sau năm 1870, và các nguy cơ xung đột ngày một tăng cao nhưng lại rất khó định đoán về hậu quả tàn khốc.
– Nền tảng triết học cổ đại Hy Lạp 470TCN –La Mã mà Mỹ kế thừa bắt đầu từ khái niệm ĐẠO ĐỨC đã tạo tiền đề sản sinh ra Khoa học công nghệ, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Nền tảng triết học Trung Hoa – Nho giáo 500TCN cũng bắt đầu từ ĐẠO ĐỨC lại hướng tới trị quốc và bành trướng đế quốc và đặc biệt tương thích với hệ tư tưởng tập trung XHCN. Thêm nữa giá trị Khổng giáo được giới tinh hoa – giới 0,1 % dân số TQ kế thừa để xây dựng lên một Quốc gia điện tử tập quyền XHCN có lẽ sẽ bóp nghẹt nhiều làn sóng tư tưởng mới.
– Nếu TQ dẫn đầu CMTT 2 – AI len lỏi vào mọi thiết bị bủa vây con người không chỉ ô tô, điện thoại, thiết bị gia dụng, các biển chỉ dẫn, đèn báo hiệu v.v. chi phối hành vi con người – hỗ trợ lên lịch hoạt động của con người mỗi ngày – ra lệnh, gợi ý con người nên làm gì – và thường là được chính con người đồng ý.
– Bởi lẽ AI lúc đó còn hiểu ý muốn con người hơn chính con người. Tầm vóc ảnh hưởng của AI lúc đó sẽ đúng như sức mạnh thần quyền, của tôn giáo trong quá khứ.
Phải chăng chúng ta đang bên rìa của cuộc đổi thay lớn của văn minh nhân loại – một thứ Tôn giáo dữ liệu mới được điều khiển bởi “Trí khôn nhân tạo”?.
– Chúng ta là chủ của máy hay máy là chủ của chúng ta? – vẫn như lịch sử hơn 5000 năm loài người tạo nên thiết chế nhà nước – luôn đồng hành cùng tôn giáo, giới cầm quyền của siêu cường thế giới sẽ nắm lấy sức mạnh “tôn giáo mới” của thế kỷ 21 để duy trì trật tự xã hội
– Vì vậy, thế giới tiến vào kỳ nguyên mới khi TQ trỗi dậy đầy lo âu và cũng đầy cảnh giác, đặc biệt các nước láng giềng sát gần TQ, trong đó có Việt Nam – đối mặt với thách thức sẽ nhiều hơn là cơ hội . Mời các bạn đọc tiếp phần sau : Bài số 8 – Bài cuối Cùng : Việt Nam vị trí địa chính trị nằm giữa xung đột của 2 nền văn minh – 2 hệ tư tưởng của thế kỷ 21 – thách thức và vận hội.
⚡ Xem tiếp Phần 8-A: Khác vọng Việt Nam.
⭐ Xem lại các phần trước:
- Phần 1: Đồng tiền Esudo đế quốc Bồ Đào Nha 80 năm (1450-1530)
- Phần 2: Đồng tiền Peso đế quốc Tây Ban Nha 110 năm (1530-1640)
- Phần 3: Đồng tiền Guiders đế quốc Hà Lan 80 năm (1640-1720)
- Phần 4: Đồng tiền Franc đế quốc Pháp 95 năm (1720-1815)
- Phần 5: Đồng tiền Bảng Anh đế quốc Anh 105 năm (1815-1920)
- Phần 6: Đồng tiền Dollar siêu cường Mỹ – 100 năm (1921- ?)
- Phần 7-A: Trung Quốc thử thách các siêu cường
Tác giả: Đông DC / Group Thịnh Vượng